Mục lục
Để có 1 tỷ sau 10 năm cần tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu tiền?
Lý do tại sao chọn mốc 1 tỷ?
1 tỷ với người đã đạt được thì thấy nhỏ, với người chưa đạt được thì thấy lớn. Nhưng bất kỳ ai thì cũng phải trải qua những bước đi đầu tiên, từ lúc tài sản chưa có gì, ở con số 0, đến 50tr, 100tr đầu tiên-200tr-500tr-700tr-1tỷ-… (Không tính đến trường hợp được bố mẹ hay ai đó cho luôn 1 số tiền 2-3 tỷ, nhưng kể cả thế thì điểm xuất phát cũng là từ con số 0 đúng không?
Khi bạn đã có trong tay 1 tỷ thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho việc kinh doanh, các trải nghiệm trong cuộc sống, làm việc gì cũng dễ hơn. Bạn cũng có thể đầu tư thêm vào những kênh đầu tư yêu cầu số vốn lớn như bất động sản, thay vì chỉ gửi ngân hàng, mua vàng, hay đầu tư chứng khoán (Những kênh cho phép bạn đầu tư chỉ với số vốn nhỏ).
Vì giá BĐS hiện tại ở VN phần lớn có giá trị từ khoảng từ 1,5 tỷ trở lên. Dưới 1 tỷ vẫn có nhưng khó tìm, tiềm năng tăng giá lớn nhưng cũng đi kèm với rủi ro nhiều hơn.
⇒ Chúng ta sẽ chọn mốc 1 tỷ làm mục tiêu tài chính đầu tiên nhé!
Nếu bạn đang ở độ tuổi 30, và muốn có 1 tỷ vào năm 40 tuổi. Hoặc bạn đang 20 tuổi, và muốn có 1 tỷ vào năm 30 tuổi.
- Thời gian đầu tư là 10 năm
Trường hợp 1: Giả sử bạn bắt đầu từ con số 0
- Nếu bạn gửi tiết kiệm, lãi suất trung bình 6%/năm => Cần Tiết kiệm và đầu tư 75tr/năm => 6,3tr/tháng
- Nếu bạn mua trái phiếu, quỹ trái phiếu, lãi suất trung bình 9%/năm => Cần Tiết kiệm và đầu tư 66tr/năm => 5,5tr/tháng
- Nếu đầu tư ETF, Chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư cổ phiếu cân bằng, lãi suất trung bình 12%/năm => Cần tiết kiệm và đầu tư 57tr/năm => 4,8tr/tháng
- Nếu đầu tư quỹ cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu riêng lẻ, lãi suất trung bình 15%/năm => Cần tiết kiệm và đầu tư 50tr/năm => 4,2tr/tháng
Trường hợp 2: Giả sử bây giờ bạn không bắt đầu từ con số 0, mà bạn đang có 200tr, và bắt đầu đi đầu tư.
Thì khi này các con số cũng sẽ thay đổi 1 chút.
- Nếu bạn gửi tiết kiệm, lãi suất trung bình 6%/năm => cần Tiết kiệm và đầu tư 49tr/năm => 4tr/tháng
- Nếu bạn mua trái phiếu, quỹ trái phiếu, lãi suất trung bình 9%/năm => cần Tiết kiệm và đầu tư 35tr/năm => ~3tr/tháng
- Nếu đầu tư ETF, Chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư cổ phiếu cân bằng, lãi suất trung bình 12%/năm => cần tiết kiệm và đầu tư 22tr/năm => ~1,8tr/tháng
- Nếu đầu tư quỹ cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu riêng lẻ, lãi suất trung bình 15%/năm => cần tiết kiệm và đầu tư 9,4tr/năm => ~800k/tháng
Hướng dẫn sử dụng app Ez Calculators để tính toán các bài toán tài chính cá nhân
Các thông số cần nhập vào app Ez Calculators để tính toán
Để tính toán bài toán trên, mình dùng app Ez Calculators -> chọn mục TVM Calculator.
Trong đó:
- PV: Giá trị hiện tại (Số tiền bạn có ban đầu)
- FV: Giá trị tương lai (Số tiền bạn sẽ có trong tương lai)
- PMT: Số tiền bạn tiết kiệm và đem nó đi đâu tư hàng năm/ hàng tháng/ hàng quý
- r: Tỷ suất sinh lời bạn tạo ra được (Để tính toán được đơn giản thì nên là con số tính trung bình trong cả chu kỳ đầu tư, vì nó năm có lãi, có năm bị lỗ, có năm lãi cao, có năm lãi thấp)
- n: Số kỳ đầu tư, hay chính là thời gian đầu tư.
- Compounding: Kỳ ghép lãi. Compouding này thể là hàng năm (Annually), hàng quý (Quarterly), hàng tháng (monthly), hàng ngày (daily)
Một số lưu ý khi nhập số vào các ô trên app Ez Calculators
- Con số nào bạn cần biết, thì bạn để trống ô đó không điền.
- PV, PMT là số tiền bạn sẽ bỏ ra, nên ghi nhập sẽ nhập dấu âm. VD: đầu tư 100tr mỗi năm, thì bạn nhập là: – 100.000.000
- Nếu bạn đầu tư trong vòng 5 năm, kỳ ghép lãi theo năm (compounding là annually), thì n = 5
- Nếu bạn đầu tư trong vòng 5 năm, kỳ ghép lãi theo tháng (compounding là monthly), thì n = 5*12 = 60
Các bạn hãy thử áp dụng để tự tính theo các con số phù hợp với bản thân và mong muốn của bạn nhé!
Question
Không thể dư ra được 15tr/tháng hoặc 6tr/tháng để đem đi đầu tư, hoặc thấy 5 năm, 10 năm mới có 1 tỷ là quá lâu, vậy phải làm sao?
Như vậy nhìn vào bài toàn trên, có 5 thông số để bạn điều chỉnh:
- (1) PV - Số tiền bạn có ban đầu và đem đi đầu tư
- (2) PMT - Số tiền bạn tiết kiệm được và đem đi đầu tư hàng năm/hàng quý/hàng tháng/hàng ngày
- (3) FV - Con số bạn muốn bạn đạt được
- (4) r - Tỷ suất sinh lời trung bình trong khoảng thời gian đầu tư
- (5) n - Thời gian đầu tư
⇒ FV là mục tiêu tài chính, con số chúng ta muốn có được, như vậy nó sẽ cố định là 1 tỷ.
Muốn FV tăng => Cần tăng 1 trong 4 con số PV, PMT, r, n hoặc tăng được càng nhiều thông số trong này thì càng tốt
Không thể dư ra được 3-6tr/tháng để đem đi đầu tư, vậy phải làm sao?
Như vậy, nếu không thể tiết kiệm và đầu tư nhiều như vậy, thì chỉ có thể tăng r cao lên (Tỷ suất lợi nhuận) bằng cách đầu tư vào những kênh có tỷ suất sinh lời cao hơn (Nhưng cần có kiến thức và chấp nhận rủi ro) hoặc tăng n (Kéo dài thời gian đầu tư ra).
5 năm, 10 năm mới có 1 tỷ là quá lâu, vậy phải làm sao?
Nếu thấy thời gian đầu tư 5 năm, 10 năm mới có 1 tỷ lâu quá, sợ đến lúc đấy có 1 tỷ thì cũng chỉ đủ ăn đủ tiêu chứ không mua được tài sản gì => chỉ muốn n=3 năm là phải đạt được rồi, vậy phải tăng PMT hoặc tăng r, hoặc tăng cả PMT và tăng r. Bằng cách cố gắng tiết kiệm nhiều hơn, để có dư ra nhiều hơn và số tiền đem đi đầu tư mỗi năm nhiều hơn, hoặc tăng r (Tỷ suất sinh lời) như cách bên trên.
Như vậy trong 4 thông số PV, PMT, r, n. Cái gì bạn giỏi làm nó tăng lên nhất và có khả năng kiểm soát nó cao nhất, thì tập trung vào tăng cái đấy.
Còn nếu như không thể tăng được bất kỳ cái nào trong 4 thông số đó, vậy thì hãy hạ thấp mục tiêu xuống, thay vì FV=1tỷ thì giờ chỉ cần 300tr, hoặc 500tr thôi là được rồi.
Notes
- Bài toán trên chỉ là 1 định hướng để bạn hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư đều đặn trong thời gian dài. Và bạn sẽ biết cách lên để hoạch, để đạt được mục tiêu của bạn thì mỗi tháng, mỗi năm bạn cần tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu tiền. Biến mục tiêu tưởng như xa vời, khó thành hiện thực thành những hành động cụ thể, nhỏ bé, dễ dàng thực hiện.
- Còn trong 5 năm đó, bạn còn rất làm nhiều thứ: review tình hình tài chính hàng năm, lựa chọn kênh đầu tư phù hợp, theo dõi và điều chỉnh danh mục, luân chuyển tài sản vào các kênh đầu tư khác nhau theo tình hình kinh tế.
- FV là tổng giá trị tài sản, không phải tiền mặt. Không phải bạn ôm số tiền mặt đó trong từng ấy năm mà cần phải phân bổ tài sản và cơ cấu tài sản để bảo toàn giá trị, lưu giữ tài sản của bản thân ở các thời điểm phù hợp. Ví dụ như khi nào thì nên bán cổ phiếu, chuyển sang mua BĐS, khi nào thì nên bán BĐS, khi nào thì nên gửi tiết kiệm nhiều hơn, khi nào thì nên mua vàng
Đọc thêm các bài viết liên quan tại đây:
Để có 1 tỷ sau 5 năm cần tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn sử dụng app Ez Calculators để tính toán các bài toán tài chính cá nhân